Câu lệnh điều kiện trong PHP (Bài 3)

Câu lệnh điều kiện trong PHP (Bài 3)

cau lenh dieu kien trong php
Lập trình PHP cơ bản

Câu lệnh điều kiện trong PHP (Bài 3)

Câu lệnh điều kiện trong PHP được sử dụng để thực hiện những hành động khác nhau dựa trên những điều kiện khác nhau.

Ví dụ dựa vào điều kiện điểm trung bình lớn hơn hoặc bằng 7 để thực hiện những hành động khác nhau như:

  • Nếu điểm trung bình lớn hơn hoặc bằng 7 (dtb >= 7) thì thông báo sinh viên này được làm đồ án tốt nghiệp.
  • Nhưng nếu điểm trung bình nhỏ hơn 7 (dtb <7) thì thông báo sinh viên này không được làm đồ án tốt nghiệp mà phải thi tốt nghiệp.

Trong ví dụ trên, chúng ta thấy điểm trung bình chính là điều kiện để có những xử lý khác nhau.

Câu lệnh điều kiện trong PHP – Các câu lệnh điều kiện

Bất cứ khi nào bạn cần viết xử lý để thực hiện những xử lý khác nhau (hành động) dựa trên những điều kiện khác nhau thì bạn hãy chọn một trong những câu lệnh điều kiến sau đây

  • Câu lệnh if: Thực hiện xử lý nếu thỏa điều kiện.
  • Câu lệnh if…else: Thực hiện xử lý nếu thỏa điều kiện. Thực hiện xử lý khác nếu không thỏa điều kiện.
  • Câu lệnh if…elseif…else: Thực hiện nhiều xử lý khác nhau trong những trường hợp khác nhau.
  • Câu lệnh switch…case: Một trường hợp đặc biệt của câu lệnh if…else và chỉ được sử dụng để so sánh bằng với kiểu dữ liệu kiểu chuỗi hoặc số nguyên.

Chi tiết về cú pháp và cách sử dụng, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết ngay bên dưới.

Câu lệnh điều kiện trong PHP – Câu lệnh if

Câu lệnh if sẽ thực hiện xử lý nếu thỏa điều kiện. Bên dưới là cú pháp câu lệnh if

if (điều_kiện) {
    Xử lý;
} 

Ví dụ

$dtb = 7.5;
if ($dtb > 7) {
  echo 'Bạn được làm đồ án tốt nghiệp!';
}

Câu lệnh điều kiện trong PHP – Câu lệnh if…else

Câu lệnh trong if thực hiện xử lý nếu thỏa điều kiện. Câu lệnh trong else thực hiện xử lý khác nếu không thỏa điều kiện.

if (điều_kiện) {
  Xử lý nếu thỏa điều kiện
} else {
  Xử lý nếu không thỏa điều kiện
}

Ví dụ

$dtb = 7.5;
if ($dtb > 7){ 
  echo 'Bạn được làm đồ án tốt nghiệp!';
} else {
  echo 'Bạn không làm được đồ án mà phải thi tốt nghiệp!';
}

Câu lệnh điều kiện trong PHP – Câu lệnh if…elseif…else

Câu lệnh if thực hiện những xử lý nếu điều kiện đầu tiên thỏa. Nếu điều kiện đầu tiên không thỏa thì xét điều kiện tiếp theo trong câu lệnh elseif và thực hiện những xử lý nếu điều kiện elseif thỏa. Nếu vẫn không thỏa thì thực hiện những xử lý của else

if (điều_kiện_1){
  Thực hiện xử lý nếu điều kiện 1 thỏa
} elseif (điều_kiện_2) {
  Thực hiện xử lý nếu điều kiện 2 thỏa
} else {
  Thực hiện xử lý nếu điều kiện 1 và điều kiện 2 không thỏa
}

Ví dụ

$n1 = 10, #n2 = 20, $n3 = 30;
if ($n1 >= $n2 && $n1 >= $n3) {
  echo "Số lớn nhất là $n1";
} elseif ($n2 >= $n1 && $n2 >= $n3) {
  echo "Số lớn nhất là $n2";
} else {
  echo "Số lớn nhất là $n3";
}

Câu lệnh điều kiện trong PHP – Câu lệnh switch…case

Một trường hợp đặc biệt của câu lệnh if…else và chỉ được sử dụng để so sánh bằng với kiểu dữ liệu kiểu chuỗi hoặc số nguyên.

switch (biến) {
  case giá_trị_1:
    Xử lý nếu biến bằng giá_trị_1
    break;
  case giá_trị_2:
    Xử lý nếu biến bằng giá_trị_2
    break;
  case giá_trị_3:
    Xử lý nếu biến bằng giá_trị_3
    break;
  ...
  default:
   Xử lý nếu biến không bằng tất cả các giá trị trong từng case
}

Ví dụ

$capability = "A";
switch (capability) {
  case "A":
    echo "Bạn biết lập trình Android";
    break;
  case "B":
    echo "Bạn biết lập trình Visual Basic";
    break;
  default:
    echo "Not found!";
    break;
}

Câu lệnh điều kiện trong PHP – Kết luận

Sử dụng câu lệnh if…else để lập biểu thức điều kiện và nếu thỏa điều kiện nào thì những xử lý tương ứng sẽ được thực hiện.

Tất cả những xử lý được viết bằng switch…case đều có thể thực hiên được với câu lệnh if…else nhưng ngược lại thì không.

Câu lệnh switch…case được sử dụng để thay thế câu lệnh if…else nếu biểu thức điều kiện là so sánh bằng và giá trị so sánh là chuỗi hoặc số nguyên.

Câu lệnh điều kiện trong PHP – Bài tập

Bài thực hành số 1: Viết chương trình để thể hiện khả năng của máy tính. Sử dụng default để hiển thị thông báo “Bạn đã chọn sai” trong trường hợp người dùng lựa chọn không khớp với các ký tự như đã mô tả ở cột đầu vào của bảng sau

Đầu vào (Input) Đầu ra (Output)
A hoặc a Ada
B hoặc b Basic
C hoặc c Cobol
D hoặc d Android
F hoặc f Fortran
W hoặc w Windows Phone

Bài thực hành số 2: Viết chương trình tính lương thực lãnh của nhân viên, biết rằng lương thực lãnh = lương + phụ cấp. Trong đó phụ cấp sẽ dựa vào thứ hạng của nhân viên.

Cung cấp lương, thứ hạng và tính lương thực lãnh của nhân viên. Bảng phụ cấp dựa vào thứ hạng

Thứ hạng của nhân viên Phụ cấp
A 300
B 200
C 100
Alert: You are not allowed to copy content or view source !!