Hàm trong PHP (Bài 5)

Hàm trong PHP (Bài 5)

ham trong php
Lập trình PHP cơ bản

Hàm trong PHP (Bài 5)

Hàm trong PHP cũng tương tự như hàm trong các ngôn ngữ lập trình khác. Mỗi hàm có một tên gọi và có thể nhận vào một hoặc nhiều giá trị gọi là tham số. Bên trong hàm là những xử lý dựa theo yêu cầu cụ thể. Và hàm cũng có thể trả về giá trị cho nơi gọi nó.

Hàm có thể chia thành 2 loại. Hàm được định nghĩa sẵn trong từng ngôn ngữ lập trình và hàm do lập trình viên tự định nghĩa. Đối với hàm do lập trình viên tự tạo thì chúng ta phải chú ý đến cách tạo và cách sử dụng hàm.

Hàm trong PHP – Tạo hàm

Cú pháp

function tên_hàm(tham_số_nếu_có) {
  Xử lý
}

Lưu ý tên hàm có thể bắt đầu bằng ký tự hoặc gạch dưới nhưng không thể bắt đầu bằng số. Và chúng ta nên đặt tên hàm phản ánh đến chức năng của hàm đó. Ngoài ra, trong PHP tên hàm không phân biệt chữ hoa chữ thường.

Ví dụ sau đây, chúng tôi tạo một hàm tên sayHello để hiển thị nội dung “Xin chào gia sư tin học

function sayHello() {
   echo "Xin chào gia sư tin học";
}

Hàm trong PHP – Tạo hàm có tham số

Có những lúc chúng ta cần truyền thông tin cho hàm. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ khai báo tham số cho hàm. Một tham số tương tự như một biến về mặt ý nghĩa nhưng sẽ khác nhau một chút về cách khai báo.

Tham số được đặt trong cặp dấu ngoặc đơn ngay sau tên hàm. Chúng ta có thể thêm nhiều tham số nếu chúng ta muốn, chỉ cần phân cách chúng bằng dấu phảy.

Ví dụ tạo hàm sau đây sẽ nhận vào 2 tham số là tên và tuổi.

function say ($ten, $tuoi) {
  echo "Chào bạn $ten. Tuổi của bạn là $tuoi";
}

Hàm trong PHP – Tạo hàm với tham số mặc định

Đoạn code sau đây sẽ trình bày cho các bạn cách tạo và sử dụng hàm với tham số mặc đinh. Nếu khi gọi hàm không truyền đối số thì giá trị mặc định của tham số sẽ phát huy công dụng.

<?php
  function cal($n = 1, $m = 7) {
      $tong = $n + $m;
      echo "Tổng của $n và $m là $tong";
  }
?>

Lúc gọi hàm

// Trường hợp không truyền tham
cal();      // Tổng bằng 8
// Trương hợp có tham số
cal(12, 4); // Tổng 16

Hàm trong PHP – Tạo hàm trả về giá trị

Để tạo một hàm trả về một giá trị, chúng ta sử dụng câu lệnh return. Các bạn lưu ý câu lệnh return phải là câu lệnh đặt cuối cùng trong hàm. Bởi vì câu lệnh return ngoài việc trả về giá trị, nó còn là câu lệnh để kết thúc hàm. Do đó, những câu lệnh đặt phía sau nó sẽ không được thực thi.

function tên_hàm(tham_số_nếu_có) {
  Xử lý
  return giá_trị;
}

Ví dụ

<?php
function tinhTong($n, $m) {
    $tong = $n + m;
    return $tong;
}
echo "5 + 10 = " . tinhTong(5, 10) . "<br>";
echo "6 + 11 = " . tinhTong(6, 11) . "<br>";
echo "7 + 12 = " . tinhTong(7, 12);
?>

Hàm trong PHP – Kết luận

Hàm là một thành phần không thể thiếu trong lập trình. Việc một lập trình viên hiểu rõ khi nào mình phải tạo hàm, tạo như thế nào và sử dụng nó một cách hợp lý là một kỹ năng rất cần thiết.

Việc tạo một hàm có nhận tham số, có trả về giá trị nơi gọi hàm hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu thực tế cũng như cách các lập trình viên cài đặt.

Hàm trong PHP – Bài tập

Vận dụng những hiểu biết về hàm trong PHP, các bạn hãy viết xử lý giúp liệt kê những số nguyên tố trong một các số nguyên.

Gợi ý:

  • Tạo một hàm để kiểm tra một số nguyên có phải là số nguyên tố hay không?
  • Duyệt mảng và sử dụng hàm kiểm tra số nguyên tố để hiển thị những số là số nguyên tố trong mảng
Alert: You are not allowed to copy content or view source !!