Biến trong c (Bài 2)

Biến trong c (Bài 2)

p1-1
Lập trình C

Biến trong c (Bài 2)

Tìm hiểu nội dung bài học biến trong c thông qua hai vấn đề. Thứ nhất là viết chương trình nhập vào 2 số rồi tính tổng (Vấn đề 1). Viết chương trình nhập điểm toán, điểm lý, điểm hoá sau đó tính trung bình cộng và xếp loại kết quả học tập dựa vào điểm trung bình (Vấn đề 2).

Đối với vấn đề 1 thì đầu vào là 2 số, xử lý là tính tổng = số thứ nhất + số thứ hai và Đầu ra là hiển thị tổng. Vậy thì để xử lý nhập vào 2 số, chương trình cần phải có thành phần để lưu 2 số này => Thành phần đó gọi là biến.

Đối với vấn đề 2 thì đầu vào là điểm toán, điểm lý, điểm hoá, xử lý là tính trung bình cộng và xếp loại kết quả dựa vào điểm trung bình cộng và đầu ra là hiển thị kết quả xếp loại.

Tương tự vấn đề 1 để xử lý nhập điểm toán, điểm lý, điểm hoá chương trình cần phải có nơi để lưu các điểm này => Đó chính là biến.

Ngoài ra chương trình cũng có thể lưu điểm trung bình để xử lý xếp loại. Do đó, chương trình cần phải có nơi lưu trữ điểm trung bình => Đó chính là biến.

Biến trong c – Kết luận

Kết luận thứ nhất: Trong chương trình cần xử lý nhập dữ liệu, người lập trình phải sử dụng biến. Có bao nhiêu dữ liệu đầu vào, tương ứng với bấy nhiêu biến. Chúng ta cần tối thiểu 2 biến. Biến thứ nhất dành cho số thứ nhất, biến thứ hai dành cho số thứ hai.

Kết luận thứ hai: Trong chương trình cần lưu dữ liệu trung gian (dữ liệu trung gian là kết quả của quá trình tính toán như điểm trung bình = (điểm toán + điểm lý + điểm hoá) / 3). Trong trường hợp này, người lập trình phải sử dụng biến. Chúng ta cần 4 biến tương ứng cho điểm toán, điểm hoá, điểm lý và điểm trung bình.

Biến trong c – Cú pháp khai báo biến

Kiểu_Dữ_Liệu Tên_Biến;

Kiểu dữ liệu bao gồm 

  • Kiểu số nguyên gồm int, long (về độ lớn thì int nhỏ hơn long). 
  • Kiểu số thực gồm float, double (về độ lớn thì float nhỏ hơn double). 
  • Kiểu ký tự gồm char. 
  • Kiểu chuỗi gồm mảng ký tự.

 Lựu chọn kiểu dữ liệu nào còn tuỳ thuộc vào yêu cầu của chương trình.

Ví dụ chương trình yêu cầu nhập vào 2 số thực => chọn kiểu dữ liệu là float hoặc double. Chương trình cần lưu trữ tuổi của sinh viên => chọn kiểu int hoặc long.

Tên biến đặt theo qui tắc

  • Gợi nhớ
  • Không chứa khoảng trắng
  • Không bắt đầu bằng số
  • Không chứa ký tự đặc biệt
  • Không trùng với từ khoá (Từ khoá là những từ được sử dụng trong ngôn ngữ C)

Biến trong c – Ví dụ

Ví dụ 1: Chương trình nhập điểm toán, điểm lý, điểm hoá sau đó tính điểm trung bình cộng

Phân tích yêu cầu: vì điểm là có phần lẻ như 7.2 hay 8.9 …. nên kiểu dữ liệu trong trường hợp này là kiểu số thực.

Câu lệnh khai báo biến:

float diemtoan;
float diemhoa;
float diemly;
float diemtrungbinh;

Vì điểm toán, điểm lý, điểm hoá và điểm trung bình có cùng kiểu dữ liệu là float nên cú pháp khai báo biến có thể được viết lại như sau:

float diemtoan, diemhoa, diemly, diemtrungbinh;

Ví dụ 2: Chương trình nhập thông tinh sinh viên gồm họ tên, tuổi, điểm trung bình

Phân tích yêu cầu: họ tên là kiểu chuỗi (ví dụ Nguyễn Văn Tùng), tuổi là kiểu số nguyên (ví dụ 22), điểm trung bình là kiểu số thực (ví dụ 8.2)

Câu lệnh khai báo biến:

char hoten[50]; //Mảng các ký tự, sẽ được trình bày chi tiết ở bài học sau
int tuoi;
float diemtrungbinh;

Biến trong c – Toán tử

Giả sử có biểu thức 12 * x + 7 thì trong đó 127 được gọi là toán hạng (Operands). * và + được gọi là toán tử (Operators).

Toán tử gán (Assignment Operator) được sử dụng để gán giá trị cho biến. Ký hiệu là = (dấu bằng). Ví dụ thực hiện phép gán x cho 10, ta thực hiện lệnh x = 10; Toán tử này được sử dụng rất nhiều trong các biểu thức.

Toán tử toán hoc (Arithmetic) gồm các phép tính như cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia (/), tăng (++), giảm (–). Trong đó, toán tử ++ hoặc — được sử dụng để tăng hoặc giảm giá trị của biến lên hoặc giảm đi 1 đơn vị. Ví dụ a = a + 1 tương đương đương với a++. Hai toán tử này thường được sử dụng trong vòng lặp for.

Toán tử so sánh hay còn gọi là toán tử quan hệ (Relational). Toán tử này thường được sử dung trong các biểu thức điều kiện của các câu lệnh như if, while, for

Toán tửGiải thíchVí dụ mẫuGiải thích
>Lớn hơnif(a>b)Nếu a lớn hơn b
>=Lớn hơn hoặc bằngif(a>=b)Nếu a lớn hơn hoặc bằng b
<Nhỏ hơnif(a<b)Nếu a nhỏ hơn b
<=Nhỏ hơn hoặc bằngif(a<=b)Nếu a nhỏ hơn hoặc bằng b
==Bằngif(a==b)Nếu a bằng b
!=Khácif(a!=b)Nếu a khác b

Toán tử luận lý (logical) thường được sử dụng để kiểm tra điều kiện phức (tức là từ 2 điều kiện trở lên trong các câu lệnh if, while

Toán tửGiải thíchVí dụ mẫuGiải thích
&&if(a>b && a>c)Nếu a lớn hơn b a lớn hơn c
||Hoặcif(a>b || a>c)Nếu a lớn hơn b hoặc a lớn hơn c

Biến trong c – Tổng kết

  1. Biến là gì? Khi nào phải sử dụng biến? Và cú pháp khai báo biến trong c.
  2. Kiểu dữ liệu
  3. Các loại toán tử như toán tử gán, toán tử so sánh và toán tử luận lý

Biến trong c – Bài tập thực hành

Yêu cầu: Xác định và khai báo biến và lập biểu thức tính toán hoặc so sánh.

  • Bài thực hành số 1: Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình tròn.
  • Bài thực hành số 2: Viết chương trình nhập vào lương và tuổi của nhân viên và hiển thị thông tin lên màn hình.
  • Bài thực hành số 3: Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.
  • Bài thực hành số 4: Viết chương trình tìm số lớn nhất trong 3 số.
Alert: You are not allowed to copy content or view source !!