Cơ bản về lập trình với Kotlin (Bài 2)
Sau khi tìm hiểu về Kotlin là gì cũng như chuẩn bị phần mềm để lập trình với Kotlin, hôm nay chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc bài số 2 với tựa đề Cơ bản về lập trình với Kotlin với những nội dung được trình bày gồm kiểu dữ liệu, biến, hằng, xử lý nhập xuất với Kotlin.
Nếu bạn đã từng lập trình với lập trình C hay lập trình Java, … thì những khái niệm về biến, về hằng sẽ không còn xa lạ. Ở đây chúng tôi không tập trung trình bày biến/hằng là gì thay vào đó, chúng tôi sẽ trình bày cú pháp khai báo biến/hằng với Kotlin.
Như các bạn đã biết, muốn khai báo biến/hằng chúng ta phải biết kiểu dữ liệu như kiểu chuỗi, kiểu số nguyên, kiểu số thực, kiểu luận lý,…Vậy trong Kotlin, chúng là gì? Câu trả lời ngày bên dưới
Cơ bản về lập trình với Kotlin – Kiểu dữ liệu
Kiểu số bao gồm số nguyên và số thực
Kiểu dữ liệu cho số nguyên gồm: Byte, Short, Int, Long. Kiểu dữ liệu cho số thực gồm: Float, Double. Lưu ý phạm vi lưu trữ, chúng tôi đang trình bày tăng dần từ trái qua phải. Nghĩa là đối với kiểu số nguyên, Long có phạm vị lớn nhất, Byte nhỏ nhất.
Kiểu luận lý
Đại diện bời từ khóa Boolean và có 2 giá trị là true và false.
Kiểu chuỗi
Đại diện bởi từ khóa String, điều này tương tự với ngôn ngữ lập trình Java. Nếu đề cập đến ký tự, chúng ta có thể sử dụng Char.
Cơ bản về lập trình với Kotlin – Biến
Khai báo biến
var tên_biến: kiểu_dữ_liệu
Ví dụ, khai báo 2 biến dùng để lưu tên và tuổi của người dùng
// Khai báo biến lưu tên
var ten: String
// Khai báo biến lưu tuổi var tuoi: Byte
Cơ bản về lập trình với Kotlin – Hằng số
Khai báo hằng số
// Cách 1
val tên_hằng_số = giá_trị
// Cách 2
val tên_hằng_số: kiểu_dữ_liệu = giá_trị
Ví dụ, khai báo hằng số PI
// Cách 1
val PI = 3.14
// Cách 2
val PI: Float = 3.14F
Đối với Kotlin, bạn có thể chọn 1 trong 2 cách trên để khai báo một hằng số mà mình muốn
Cơ bản về lập trình với Kotlin – Xử lý nhập
Lấy trường hợp khi lập trình với ngôn ngữ Kotlin, bạn cần xử lý để cho phép người dùng nhập dữ liệu từ bàn phím như tên tên, nhập tuổi, … thì ngoài việc phải khai báo những biến tương ứng, chúng ta phải xử lý nhập.
Đối với Kotlin, chúng ta sử dụng readLine
fun readLine(): String?
Ví dụ về việc nhập tên và tuổi của nhân viên
// Khai báo 2 biến
var ten: String
var tuoi: Byte
// Nhập tên
ten = readLine()!!
// Nhập tuổi
tuoi = readLine()!!.toByte()
Cơ bản về lập trình với Kotlin – Xử lý xuất
Để xuất giá trị chứa trong biến, trong hằng, chuỗi hoặc biểu thức ra màn hình dạng giao tiếp dòng lệnh, chúng ta sử dụng print hoặc println. Điểm khác nhau duy nhất giữa 2 lệnh này đó là lệnh println, sau khi in giá trị sẽ đặt con trỏ ở dòng kế tiếp.
Ví dụ in giá trị của biến tên và tuổi
println("Ten cua ban la $ten")
print("Tuoi cua ban la $tuoi")
Cơ bản về lập trình với Kotlin – Ví dụ
Mở IntelliJ IDEA và mở project đã tạo ở bài 1 (Kotlin Programming)
Mở rộng Kotlin Programming, chuột phải lên src -> chọn New -> chọn Kotlin File/Class
Nhập tên là BasicDemo, sau đó chọn OK
Nhập code gồm những xử lý như khai báo 2 biến, nhập giá trị cho 2 biến và hiển thị giá trị của biến sau khi nhập
Sau khi nhập xong như hình trên và để chạy, chúng ta chuột phải -> chọn Run ‘BasicDemoKt’
Nhập giá trị cho tên là Le Hong Ky, cho tuổi là 18. Bạn sẽ nhìn thấy kết quả như hình sau (Lưu ý, những dòng tô màu vàng là kết quả được in sau khi người dùng đã nhập)