Giới thiệu ngôn ngữ lập trình C# (Bài 1)

Giới thiệu ngôn ngữ lập trình C# (Bài 1)

gioi-thieu-ngon-ngu-lap-trinh-c-3
Lập trình C#

Giới thiệu ngôn ngữ lập trình C# (Bài 1)

Giới thiệu ngôn ngữ lập trình C#. C# hay Csharp là một trong những ngôn ngữ lập trình trong họ DotNet của Microsoft và khi lập trình C# người lập trình phải chuẩn bị và cài đặt .NET Framework.

Hai thành phần cốt lõi của .NET Framework không thể thiếu cho bất kỳ ứng dụng hoặc dịch vụ được phát triển trên nền tảng này là Common Language Runtime (CLR) và .NET Framework Class Library (FCL).

Trong đó Common Language Runtime (CLR) có nhiệm vụ quản lý bộ nhớ, thực thi code, xử lý lỗi,….NET Framework Class Library (FCL) được sử dụng để phát triển các ứng dụng từ command line đến Graphical User Interface (GUI).

Giới thiệu ngôn ngữ lập trình C# – Kiến trúc .NET Framework

Trong các ứng dụng Windows truyền thống, mã nguồn chương trình được biên dịch trực tiếp thành mã thực thi của hệ điều hành.

Trong các ứng dụng Windows sử dụng .NET Framework, mã nguồn chương trình (C#, VB.NET) được biên dịch thành CIL (formerly called MSIL) và được lưu trữ trong file gọi là assembly.

Sau đó assembly được biên dịch bởi CLR để trở thành mã thực thi của hệ điều hành. Hình bên dưới thể hiện quá trình chuyển đổi CIL code thành native code

gioi thieu ngon ngu lap trinh c# 1

Giới thiệu ngôn ngữ lập trình C# – Microsoft Visual Studio 2012 

Nếu như những lập trình viên Java có thể sử dụng NetBeans, Eclipse để lập trình thì những lập trình viên DotNet sẽ sử dụng IDE là Microsoft Visual Studio. Đây là công cụ cho phép lập trình viên soạn thảo code, biên dịch, debug và thực thi code. Trong phạm vi môn học này chúng ta sẽ sử dụng Microsoft Visual Studio 2012.

Những ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ trong Microsoft Visual Studio 2012 là Visual Basic .NET, Visual C#, Visual C++. Hình bên dưới là giao diện Microsoft Visual Studio 2012

gioi thieu ngon ngu lap trinh c# 2

Giới thiệu ngôn ngữ lập trình C# – Biến và kiểu dữ liệu trong C#

Một biến được sử dụng để lưu trữ dữ liệu trong một chương trình và được khai báo với một kiểu dữ liệu thích hợp. Mỗi biến có một cái tên và kiểu dữ liệu định nghĩa loại dữ liệu được lưu trữ trong biến.

Một ví dụ về khai báo biến trong c#

// int là kiểu dữ liệu, age là tên biến
int age;

Giới thiệu ngôn ngữ lập trình C# – Kiểu dữ liệu

C# hỗ trợ nhiều kiểu dữ liệu như số, ký tự hoặc chuỗi. Khi khai báo một biến, một kiểu dữ liệu được gán cho biến đó.

Bảng bên dưới trình bày các kiểu dữ liệu trong C#

Kiểu dữ liệuPhạm vi
byte0 -> 255
sbyte-128 -> 127
short-32,768 -> 32,767
ushort0 -> 65,535
int-2,147,483,648 -> 2,147,483,647
uint0 -> 4,294,967,295
long-9,223,372,036,854,775,808 -> 9,223,372,036,854,775,807
ulong0 -> 18,446,744,073,709,551,615
float±1.5e−45 -> ±3.4e38
double±5.0e−324 -> ±1.7e308
decimal±1.0 × 10e−28 -> ±7.9 × 10e28
charU+0000 -> U+ffff
booltrue hoặc false
stringKiểu chuỗi

Cú pháp khai báo biến

Kiểu_Dữ_Liệu Tên_Biến;

Cú pháp khai báo hằng số

const Kiểu_Dữ_Liệu Tên_Biến = Giá_Trị;

Ví dụ về khai báo biến và hằng số

string name;
const PI = 3.14;

Giới thiệu ngôn ngữ lập trình C# – Input và Ouput

Nếu như output là xử lý hiển thị kết quả đến người dùng thì input là xử lý nhận kết quả mà người dùng nhập vào.

Xử lý output, sử dụng một trong 2 phương thức bên dưới

// Hiển thị tương tự nhưng System.out.print của Java
Console.Write();
// Hiển thị và kết thúc bằng một ký tự xuống dòng
Console.WriteLine();

Một số ví dụ về xử lý output

String name = "Gia Su Tin Hoc";
Console.WriteLine("Ten cua website la " + name);
Console.Write("Cung cap cac bai giang ve CNTT");

Sau khi chạy ví dụ

gioi thieu ngon ngu lap trinh c# 4

Xử lý input, sử dụng một trong 2 phương thức bên dưới

// Nhập một ký tự dưới dạng int
Console.Read();
// Nhập nhiều ký tự
Console.ReadLine();

Ví dụ về xử lý nhập

string name;
Console.Write("Vui long nhap vao ten cua ban: ");
name = Console.ReadLine();
Console.Write("Ten cua ban la " + name);

Giới thiệu ngôn ngữ lập trình C# – Chuyển đổi kiểu dữ liệu

Phương thức Console.ReadLine() cũng có thể được sử dụng để nhập dữ liệu kiểu số. Dữ liệu được nhập vào là một string và sau đó được chuyển đổi thành int hoặc float. C# hỗ trợ lớp Convert để thực hiện chuyển đổi từ kiểu dữ liệu cơ sở này sang kiểu dữ liệu cơ sở khác.

Đoạn code sau thực hiện nhập name, age và salary sử dụng Console.ReadLine() và sau đó thực hiện chuyển đổi age sang int và salary sang double bằng cách sử dụng những phương thước thích hợp của lớp Convert.

string name;
int age;
double salary;
Console.Write("Vui long nhap ten: ");
name = Console.ReadLine();
Console.Write("Vui long nhap tuoi: ");
age = Convert.ToInt32(Console.ReadLine());
Console.Write("Vui long nhap tien luong: ");
salary = Convert.ToDouble(Console.ReadLine());
Console.WriteLine("Ten: {0}, Tuoi: {1}, Luong: {2} ", name, age, salary);

Giới thiệu ngôn ngữ lập trình C# – Hướng dẫn tạo project và class trong Microsoft Visual Studio 2012

Hướng dẫn tạo project

Sử dụng Start Page -> chọn New Project

gioi thieu ngon ngu lap trinh c# 5

Hoặc File -> chọn New -> chọn Project

gioi thieu ngon ngu lap trinh c# 6

Chọn ngôn ngữ, loại ứng dụng, nhập tên project, chỉ định nơi lưu trữ -> chọn OK

gioi thieu ngon ngu lap trinh c# 3

Hướng dẫn tạo class

Chuột phải lên project -> chọn Add -> chọn Class

gioi thieu ngon ngu lap trinh c# 7

Nhập tên class và chọn Add

gioi thieu ngon ngu lap trinh c# 8

Giới thiệu ngôn ngữ lập trình C# – Chương trình mẫu về input và output

Tạo lớp tên InputOutputExample với xử lý sau

class InputOutputExample
{
 static void Main(string[] args)
 {
  string name;
  int age;
  double salary;
  // Input
  Console.Write("Please enter your name: ");
  name = Console.ReadLine();
  Console.Write("Please enter your age: ");
  age = Convert.ToInt32(Console.ReadLine());
  Console.Write("Please enter your salary: ");
  salary = Convert.ToDouble(Console.ReadLine());
  // Output
  Console.Write("Your information are: ");
  Console.Write("Name :{0}, age :{1}, salary :{2}", name, age, salary);
  // Pause
  Console.Read();
 }
}

Hướng dẫn thiết lập lớp thực thi đầu tiên

Chuột phải project -> chọn Properties

gioi thieu ngon ngu lap trinh c# 9

Chọn class thực thi tại Startup object

gioi thieu ngon ngu lap trinh c# 10

Hướng dẫn chạy chương trình

Chọn biểu tượng Start để chạy chương trình, ngoài ra chúng ta có thể chọn Debug để chạy chương trình ở chế độ gỡ rối như hình bên dưới

gioi thieu ngon ngu lap trinh c# 11

Kết quả sau khi thực thi chương trình mẫu ở trên

gioi thieu ngon ngu lap trinh c# 12

Giới thiệu ngôn ngữ lập trình C# – Bài tập thực hành

Bài thực hành số 1: Tạo lớp Student chứa các biến studentID, studentName, age, gender, avgScore. Trong lớp này có xử lý nhập và xuất giá trị của các biến.

Bài thực hành số 2: Tạo lớp Score có một hằng số P mang giá trị 100, biến hoten, biến dtoan, biến dly, biến dhoa và biến percent. Viết xử lý nhập giá trị cho cá biến trừ biến percent. Tính điểm trung bình theo công thức:

percent = (điểm toán + điểm lý + điểm hoá)*P/300

Bài thực hành số 3: Viết chương trình tính chu vi và diện tích của các hình sau: đường tròn, hình chữ nhật, hình thang, tam giác

Alert: You are not allowed to copy content or view source !!