Giới thiệu ngôn ngữ lập trình java (Bài 1)

Giới thiệu ngôn ngữ lập trình java (Bài 1)

gioi-thieu-ngon-ngu-lap-trinh-java-17
Lập trình Java cơ bản

Giới thiệu ngôn ngữ lập trình java (Bài 1)

Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Java là bài học tiếp đầu tiên mà chúng tôi muốn biên soạn để cho các bạn lần đầu tiên làm quen với Java biết và trả lời những câu hỏi sau.

Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Java – Ngôn ngữ lập trình java là gì?

Java là một trong những ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng phổ biến. Nó giúp cho các lập trình viên phát triển các ứng dụng mà có thể chạy trên nhiều thiết bị phần cứng và hệ điều hành khác nhau.

giới thiệu ngôn ngữ lập trình java

Các loại ứng dụng được phát triển sử dụng Java

giới thiệu ngôn ngữ lập trình java

Java Virtual Machine

Nó là một công cụ giúp tạo ra một môi trường để thực thi mã Java đã được biên dịch gọi bytecode.

Có nhiều JVM cho các nền tảng khác nhau chẳng hạn như Windows, Unix, và Solaris.

Bytecode

Là mã dùng để thực thi trên máy ảo Java

Cùng một bytecode có thể thưc thi trên nhiều JVM khác nhau

giới thiệu ngôn ngữ lập trình java

Java API

Là một bộ sưu tập lớn các thành phần phần mềm được xây dựng sẵn, giúp cho lập trình viên phát triển nhanh một ứng dụng mà không mất nhiều thời gian

Chẳng hạn thư viện Swing cung cấp các thành phần để thiết kế giao diện người dùng (User Interface – UI). Hoặc thư viện Input/Output (I/O) hỗ trợ việc đọc và ghi dữ liệu vào các tập tin

Các phiên bản của Java

giới thiệu ngôn ngữ lập trình java

Java Standard Edition (Java SE) – Là một nền tảng cơ bản cho phép phát triển giao diện điều khiển, các ứng dụng mạng và các ứng dụng dạng Win Form.

Java Enterprise Edition (Java EE) – Được xây dựng trên nền tảng Java SE, giúp phát triển các ứng dụng web, các ứng dụng ở cấp doanh nghiệp, …

Java Mobile Edition (Java ME) – Là một nền tảng cho phép phát triển các ứng dụng nhúng vào các thiết bị điện tử như mobile,…

Các thành phần của Java SE Platform

Gồm 2 thành phần

  • JRE cung cấp JVM và thư viện được sử dụng để chạy chương trình Java
  • JDK được biết đến như bộ cung cụ phát triển Java (Java Development Kit – JDK) bao gồm trình biên dịch và trình gỡ rối được sử dụng để phát triển các ứng dụng Java
giới thiệu ngôn ngữ lập trình java

Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Java – Phát triển một chương trình Java trên Windows

Yêu cầu cơ bản để viết một chương trình Java như sau:

Để tạo (create), biên dịch (compile) và thực thi (execute) một chương trình Java cần thực hiện các bước sau đây:

giới thiệu ngôn ngữ lập trình java

Tạo một chương trình Java

Đoạn code sau là một ví dụ về một chương trình Java đơn giản

public class HelloWorld {
 public static void main(String[] args) {
   System.out.println("Chao mung ban den voi the gioi cua Java");
 }
}

Trong đó:

  • class là từ khoá và HelloWorld là tên lớp
  • Các thành phần của lớp phải được viết trong dấu ngoặc nhọn {}
  • Khu vực nằm giữa dấu ngoặc nhọn gọi là phần thân của lớp, chứa đoạn mã cho lớp đó
  • main là phương thức chính được dùng để thực thi một chương trình Java. Trong một chương trình Java chỉ có một và chỉ một phương thức main. Và phương thức main là phương thức được thực thi đầu tiên khi chạy một chương trình Java
  • System.out.println() là câu lệnh dùng để hiển thị chuỗi

Lưu tập tin với tên HelloWorld.java. Lưu ý tên tập tin và tên lớp phải giống nhau.

Biên dịch tập tin .java

giới thiệu ngôn ngữ lập trình java
  • Tập tin HelloWorld.java được gọi là tập tin nguồn
  • Trình biên dịch sẽ biên dịch tập tin nguồn thành tập tin .class
  • Tập tin .class chứa bytecode

Build và thực thi chương trình Java

Tập tin .class có thể được thực thi trên bất kỳ máy tính hoặc thiết bị nào mà có JVM

giới thiệu ngôn ngữ lập trình java

Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Java – Phần mềm Netbeans

Netbeans là phần mềm mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí được viết bằng ngôn ngữ Java, giúp các lập trình viên biên soạn, biên dịch, thiết kế phần mềm, gỡ lỗi, … một cách chuyên nghiệp.

giới thiệu ngôn ngữ lập trình java
giới thiệu ngôn ngữ lập trình java
giới thiệu ngôn ngữ lập trình java
giới thiệu ngôn ngữ lập trình java
giới thiệu ngôn ngữ lập trình java

Tải và cài đặt Netbeans

Tải phiên bản mới nhất cho các nền tảng khác nhau ví dụ như Windows, Linux và Mac OS X tại https://netbeans.org/downloads/index.html

giới thiệu ngôn ngữ lập trình java

Sự khác nhau giữa các bản cài đặt như sau

  • Java SE – Hỗ trợ tất cả các chức năng cơ bản cần thiết cho phát triển Java SE.
  • Java EE – Hỗ trợ công cụ để phát triển các ứng dụng Java SE và Java EE . Nó cũng bao gồm GlassFish Server Open Source Edition và Apache Tomcat.
  • C/C++ – Hỗ trợ phát triển các ứng dụng bằng ngôn C, C++, Fortran và Assembly.
  • PHP – Cung cấp công cụ để phát triển PHP 5.x, Zend và Symfony Framework.
  • All – Bao gồm tất cả các công nghệ mà NetBeans IDE có hỗ trợ

Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Java – Viết chương trình Java sử dụng Netbeans IDE

Để phát triển chương trình Java trong Netbeans IDE chúng ta thực hiện các bước sau

giới thiệu ngôn ngữ lập trình java

Các bước thực hiện để khởi tạo một project

  • Khởi động Netbeans IDE
  • Nhấn chuột File -> chọn New Project
giới thiệu ngôn ngữ lập trình java
  • Trong Categories chọn Java, trong Projects chọn Java Application
giới thiệu ngôn ngữ lập trình java
  • Nhấn Next
giới thiệu ngôn ngữ lập trình java
  • Nhấn Finish để hoàn tất quá trình khởi tạo một project và kết quả như hình bên dưới
giới thiệu ngôn ngữ lập trình java

Tạo mới một class trong Netbeans IDE

  • Chuột phải -> chọn New -> chọn Java Classs
giới thiệu ngôn ngữ lập trình java
  • Nhập tên cho class tại Class Name sau đó nhấn Finish để hoàn tất
giới thiệu ngôn ngữ lập trình java

Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Java – Xử lý nhập và xuất trong java

Đặt vấn đề

Chúng ta cần viết chương trình cho phép nhập điểm toán, điểm lý, điểm hoá sau đó thực hiện tính điểm trung bình cộng và hiển thị điểm trung bình cộng này.

Phân tích yêu cầu

  • Chương trình phải cho phép nhập vào 3 điểm => Xử lý nhập
  • Hiển thị điểm trung bình cộng => Xử lý xuất

1.Xử lý nhập với Scanner

  • Lớp Scanner được sử dụng để tạo ra đối tượng cho phép xử lý nhập dữ liệu từ bàn phím trong các ứng dụng giao tiếp bằng dòng lệnh (console)
  • Bên dưới là một ví dụ về xử lý nhập với Scanner
public class InputOutputSample {
 public static void main(String[] args) {
   Scanner s = new Scanner(System.in);
   //Nhap chuoi
   String str = s.nextLine();
   //Nhap so nguyen
   int n = s.nextInt();
   //Nhap so thuc
   float m = s.nextFloat();
 }
}

Xem cú pháp khai báo biến

2. Các bước thực hiện xử lý nhập

Bước 1: Tạo đối tượng Scanner

Scanner s = new Scanner(System.in);

Bước 2: Sử dụng đối tượng s để xử lý nhập với phương thức s.nextABC();

  • Nếu là chuỗi thì ABC sẽ là Line => s.nextLine();
  • Nếu là số nguyên thì ABC sẽ là Int hoặc Long => s.nextInt(); hoặc s.nextLong();
  • Nếu là số thực thì ABC sẽ là Float hoặc Double => s.nextFloat(); hoặc s.nextDouble();

3.Xử lý xuất với System.out.print() hoặc System.out.println()

Xử lý xuất là nhằm mục đích hiển thị giá trị của các biến hoặc biểu thức hoặc hằng lên màn hình console.

public class InputOutputSample {
 public static void main(String[] args) {
   //Xử lý nhập
   Scanner s = new Scanner(System.in);
   //Nhap chuoi
   String str = s.nextLine();
   //Nhap so nguyen
   int n = s.nextInt();
   //Nhap so thuc
   float m = s.nextFloat();
   //Xử lý xuất
   System.out.println("Chuoi vua nhap la: "+str);
   System.out.println("So nguyen vua nhap la: "+n);
   System.out.println("So thuc vua nhap la: "+m);
 }
}

Kết quả sau khi chạy chương trình (Trong NetBeans để chạy chương trình, chúng ta chuột phải vào màn hình soạn thảo -> Chọn Run File (Hoặc nhấn tổ hợp phím Shift + F6)

gioi-thieu-ngon-ngu-lap-trinh-java-100
giới thiệu ngôn ngữ lập trình java

Sự khác nhau giữa System.out.println() và System.out.print()

  • Đối với System.out.println() sau khi hiển thị giá trị lên màn hình console sẽ đặt con trỏ ở dòng mới
giới thiệu ngôn ngữ lập trình java

Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Java – Bài tập thực hành

Bài tập thực hành số 1:  Viết chương trình nhập 2 số nguyên x, y từ bàn phím, sau đó xuất ra màn hình kết quả cộng hai số (x+y), hiệu hai số (x-y), tích hai số (x*y), thương của hai số (x/y), phần nguyên của x/y và lũy thừa xy

Bài tập thực hành số 2: Viết chương trình nhập vào độ C (Celsius) và chuyển sang độ F (Fahrenheit). Biết rằng C/5 = (F-32)/9.

Bài tập thực hành số 3: Viết chương trình nhập vào điểm toán, điểm lý và điểm hoá. Tính tổng điểm và điểm trung bình rồi hiển thị kết quả.

Bài tập thực hành số 4: Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.

Bài tập thực hành số 5:  Viết chương trình nhập số nguyên có 3 chữ số, sau đó in ra màn hình chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.

Alert: You are not allowed to copy content or view source !!